Kinh nghiệm du lịch Yên Tử

Du lịch Yên Tử là một di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Quảng Ninh. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh là ” đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử thường có mây bao phủ nên trước đây có tên gọi là Bạch Vân sơn. Vì vậy mà thu hút hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm. Đường đi Yên Tử không quá khó khăn nên chúng ta có thể du lịch trong ngày nếu ở gần. Handetour xin chia sẻ với bạn kinh nghiệm du lịch Yên Tử 1 ngày.

kinh nghiệm du lịch yên tử 5

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử

Du lịch Yên Tử thời điểm nào?

kinh nghiệm du  lịch yên tử 4

Lễ hội Yên Tử nằm trong thời điểm diễn ra các lễ hội mùa xuân khắp cả nước, lễ hội mùa xuân Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Tuy nhiên theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử thuận lợi thì nếu bạn đi vãn cảnh thì không nên đi vào mùa lễ, để tránh chen lấn. Vì thường những ngày hội rất đông du khách, nên khó có thể tham quan Yên Tử đầy đủ được. Như vậy, bạn có thể chọn du lịch Yên Tử khoảng thời gian nào cảm thấy phù hợp thuận tiện cho mình là được.

>>> Du lịch lễ hội mùa xuân

Hành trình tham quan các địa danh Yên Tử

Suối Giải Oan, chùa Giải Oan: Nơi đây có cây cầu dài 10m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ cổ kính. Đây là nơi vua Trần Nhân Tông cho xây dựng để giải oan cho những cung tần, mỹ nữ đã vì mình mà chết. Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang. Chùa Giải Oan, còn gọi là chùa Hạ, một trong ba ngôi chùa chính trên núi Yên Tử (chùa Trung là chùa Hoa Yên; chùa Thượng là chùa Đồng). Chùa Giải Oan là ngôi chùa đầu tiên trong hành trình chinh phục Yên Tử, có cấu trúc hình chữ “đinh”, bao gồm 5 gian và hậu cung.

kinh nghiệm du lịch yên tử 3

Chùa Hoa Yên: Hay gọi là chùa Cả, chùa Phù Vân. Nằm ở độ cao 543m, với nhiều hàng cây tùng cổ xưa, được trồng từ lúc vua Nhân Tông lên tu hành Yên Tử.

Chùa một mái: Ngôi chùa này có kiến trúc gồm ba gian, tương ứng với ba bàn thờ, gồm bàn thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài. Ở đây lưu giữ huyền thoại về ” dòng sữa” và ” đụn gạo”.

Chùa Đồng: Tọa lạc trên độ cao 1.068m, được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Ngày nay chùa đã được trùng tu và tôn tạo nhiều. Chùa đã được đúc bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn. Nơi đây như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.

Du lịch Yên Tử nên chuẩn bị những gì?

kinh nghiệm du lịch yên tử 2

Tiền: Bạn nên mang theo tiền mặt đi

Giày leo núi: tốt nhất là nên chuẩn bị một đôi giày leo núi, để lên được đỉnh núi (1068m) bạn sẽ phải vượt qua 6km đường bậc thang. Đường leo núi rất sạch sẽ, tuy nhiên để bảo vệ cho đôi chân mình thì không có gì tốt hơn một đôi giày leo núi hoặc giày thể thao, giày đi bộ…

Balô: một cái balo nhỏ, gọn nhẹ để đựng mấy thứ “nhỏ, gọn, nhẹ” khác thôi. Nếu đi đông, nên chia đều mỗi người mang 1 chiếc.

Trang phục gọn nhẹ tối đa.

Mang theo nước uống và đồ ăn nhẹ.

Một cái gậy chống để leo núi, có gậy sẽ giúp bạn đỡ đau đầu gối và cổ chân hơn.

Máy ảnh, điện thoại: Chắc chắn bạn cần nó để ghi lại những hình ảnh đẹp của mình và bạn bè rồi. Đứng trên Yên Tử bạn có thể phóng tầm mắt ra xa hàng chục km, xung quanh là những dãy núi liền kề nhấp nhô, thi thoảng có đoạn mây mù bao phủ…đẹp khó tả.

Đặc sản Yên Tử, sản phẩm, quà lưu niệm, mua sắm ở Yên Tử

Măng trúc: đặc sản đặc biệt nhất ở Yên Tử, bạn có thể tìm mua ở chợ Yên Tử dưới chân núi Yên Tử.

Rượu mơ Yên Tử: khá nổi tiếng, bạn có thể tìm mua ở chợ Yên Tử dưới chân núi hoặc một vài cửa hàng bán đặc sản Yên Tử uy tín.

kinh nghiệm du lịch yên tử 1

Mật ong rừng: rất đặc biệt, bạn có thể tìm mua ở chợ Yên Tử hoặc một số cửa hàng bán đặc sản Yên Từ đáng tin cậy.

Dầu Tiên Yên Tử: bạn có thể tìm mua ở chân núi Yên Tử và một vài cửa hàng bán đặc sản Yên Tử ở Uông Bi nếu có dịp ghé ngang qua.

Lưu ý khi đi du lịch Yên Tử

Đừng vứt rác bừa bãi: Hãy bỏ rác đúng nơi quy định (có thùng rác) hoặc nhét vào balo để mang xuống chân núi bỏ vào thùng.

Nghỉ giữa đoạn: đừng cố gắng leo leo leo mà không nghỉ, nên dừng lại khi thấy mệt, hít thở thật sâu, uống một chút nước rồi hãy đi tiếp. Thời gian và đoạn đường còn dài.

Đến rừng tùng, đừng dẵm lên gốc cây: lên đến giữa núi bạn sẽ đi qua một đoạn đường tùng quý tuổi thọ 900 – 1000 năm tuổi, gốc rễ của những cây tùng này ăn lên cả mặt đất. Đừng dẵm lên nó, mỗi năm có đến hàng triệu lượt người, chỉ cần mỗi người dẵm lên 1 lần thì tuổi thọ của những cây tùng này giảm rất nhiều. Hãy bảo vệ di sản!

Chúc quý khách có một chuyến du lịch Yên Tử với những trải nghiệm tuyệt vời.

HOTLINE: 0977 533 705 

(click nút gọi điện  du lịch đà nẵng 4 ngày 3 đêm trên màn hình điện thoại)

Nguyễn Hải Yến

Trưởng Phòng Nội Địa

CÔNG TY DU LỊCH HANDETOUR

ĐC: Phòng 1803, Tòa nhà 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

ĐT: 04 36416359 - DĐ: 0977533705

Skype/Yahoo ID: haiyenhandetour

Email: noidia@handetour.com

Website: http://www.handetour.vn/

FanPage: https://www.facebook.com/handetour.vn

Chia sẻ:

Bài viết liên quan:

Facebook Handetour.vn Zalo Handetour.vn Messenger Handetour.vn 0977533705