Khám phá những lễ hội mùa xuân nổi tiếng
Mùa xuân về, người người lại nô nức kéo nhau đi trẩy hội và trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Cùng du lịch Handetour khám phá những lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở Việt Nam.
Những lễ hội mùa xuân nổi tiếng
Lễ hội gò Đống Đa - Hà Nội
Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất. Cửa đình làng Khương Thượng từ tinh mơ đã mở rộng, khói hương lan toả. Trước đình treo một lá cờ lớn chào mừng ngày hội của cả làng.
Du lịch lễ hội mùa xuân: Lễ hội chùa Hương
Tour du lịch lễ hội mùa xuân khởi đầu với lễ hội chùa Hương. Khai hội vào ngày 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch, lễ hội chùa Hương ở Hà Nội là lễ hội kéo dài nhất cả. Lễ hội chùa Hương - hành trình về cõi Phật, cùng các hoạt động văn hóa đặc sắc, du khách khi đến với lễ hội còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông của suối Yến, hay chiêm ngưỡng cảnh sắc hùng vĩ của động Hương Tích... Vãn cảnh chùa Hương đầu năm không chỉ để cảm nhận không khí thanh tịnh, yên bình mà còn để cầu may mắn cho một năm mới an lành.
Du lịch lễ hội mùa xuân: Lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh
Lễ hội Yên Tử hàng năm diễn ra vào ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch) người dân lại nô nức về Quảng Ninh trẩy hội Yên Tử. Chùa ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, Yên Tử không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp, tháp cổ, chùa mà còn là nơi hình thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Để leo lên núi Yên Tử du khách có thể đi bằng đường bộ hoặc cáp treo, du lịch Yên Tử mùa lễ hội không nên bỏ qua những địa điểm như: Chùa Đồng, chùa Hoa Yên, chùa một mái, suối Giải Oan, chùa Giải Oan…
->>> Tour du lịch lễ hội mùa xuân Yên Tử 1 ngày
Du lịch lễ hội mùa xuân: Hội Lim – Bắc Ninh
Một trong những tour du lịch lễ hội mùa xuân không thể bỏ qua đó là Hội Lim – Bắc Ninh. Trẩy hội Lim – lễ hội độc đáo, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là hát quan họ trên thuyền. Ngoài ra, trong ngày lễ còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm, thi cờ người…
Chính hội được diễn ra vào ngày 13 tháng Giêng hằng năm. Hội Lim được coi là nét kết tinh kỳ lạ đặc sắc của nền văn hóa dân ca quan họ nổi tiếng vùng Kinh Bắc, những câu hát quan họ mê lòng người, từ hát mời trầu, gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng… Ngày hội đã thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi từ khắp nơi về trẩy hội vui xuân, trong đó phần đông là trai thanh gái lịch. Đến hẹn lại lên, họ đến với nhau để ca hát, với người lớn tuổi thì đến hội là dịp tìm về tuổi xuân, với nam thanh nữ tú thì hội là dịp tìm bạn, tìm duyên. Sự kiện văn hoá độc đáo này trở thành tài sản vô giá trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.
Du lịch lễ hội mùa xuân – Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương (ngày 5 đến 10/3 Âm lịch hàng năm)
Khu di tích lịch sử Đền Hùng là một trong những lễ hội đầu xuân nổi tiếng không nên bỏ qua. tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất. Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, hành hương “trở về cội nguồn dân tộc” của hàng chục vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài. Hội đền Hùng kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, trong đó mùng 10 là chính hội.
Lễ hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào.
Lễ hội đền Gióng – Sóc Sơn
Lễ hội đền Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa; đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.
Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 - 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Du lịch lễ hội mùa xuân – Lễ hội khai ấn đền Trần, Nam Định
Là một trong những lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở Việt Nam, lễ hội khai ấn Đền Trần diễn ra từ giữa đêm 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng, tại khu di tích đền Trần phường Lộc Vương, TP.Nam Định. Đây là sự hồi ảnh của tập tục cổ, sau những ngày nghỉ tết bắt đầu từ rằm tháng giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường.
Lễ khai ấn là một tập tục từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm 1239 của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên- Mông sau đó, Lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại. Tất cả các nghi lễ tại di tích đền Trần từ lâu đã lưu giữ được các phong tục cổ truyền của dân tộc phần nào tái hiện được một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc, nội dung lịch sử được thể hiện sống động và sâu sắc nó nuôi dưỡng bồi đắp tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm, tâm thức uống nước nhớ nguồn của mỗi người Việt Nam.
Du khách đến với lễ hội Đền Trần đều mong muốn có một tờ ấn và mong ước được thăng tiến trong nghề nghiệp. Ngoài lễ phát ấn, lễ hội còn tổ chức những hoạt động lễ hội truyền thống như: Múa rồng, múa lân, hát chèo, hát chầu văn, thi đấu cờ người…để phục vụ du khách tham quan.
Lễ hội Bà Chúa Kho – Bắc Ninh
Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay Bà chúa Kho đã trở thành một phong tục lâu đời của nhân dân ta. Đây cũng là một lễ hội lớn của miền Bắc, đặc biệt với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Hội đền Bà chúa Kho được khai hội và ngày 14 tháng Giêng hằng năm với tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa, tượng trưng cho sự cầu tài phát lộc cho một năm làm ăn mới.
Hội chùa Keo – Thái Bình
Chùa Keo là một trong những ngôi cổ tự bậc nhất của Việt Nam. Gác chuông chùa Keo được đánh giá là công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa màu xanh bát ngàn của quê lúa Thái Bình.
Chùa Keo thờ Không Lộ, vị quan có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc Sư. Ngoài các nghi lễ Phật, lễ hội còn có các trò chơi dân gian như bắt vịt, thi thổi cơm và ném pháo.
Với những lễ hội mùa xuân nổi tiếng đặc sắc và đậm đà văn hóa dân tộc, mời quý du khách cùng tham khảo bài viết và chọn cho mình những điểm đến thích hợp nhất cho hành trình du lịch lễ hội mùa xuân thêm thú vị và ý nghĩa nhé.
GỌI NGAY: 0977 533 705 ĐỂ ĐẶT TOUR
(click nút gọi điện trên màn hình điện thoại)
Nguyễn Hải Yến
Trưởng Phòng Nội Địa
CÔNG TY DU LỊCH HANDETOUR
ĐC: Phòng 1803, Tòa nhà 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 04 36416359 - DĐ: 0977533705
Skype/Yahoo ID: haiyenhandetour
Email: dulichhandetour@gmail.com; noidia@handetour.com
Website: http://www.handetour.vn/
Bài viết liên quan:
- 0 Bình luận